Onpage tối ưu một bài viết theo chuẩn seo

Bên cạnh đó tốc độ load trang và tối ưu các file tĩnh trong website cũng là một yếu tố khá quan trọng, và còn những yếu tố phụ khác nữa mình sẽ đề cập đến trong các bài viết sau.

Khái niệm về giờ chắc đã không còn quá xa lạ gì trong mỗi một người làm SEO, nhưng là gì? Làm sao để một cách chuẩn chính xác nhất thì đó lại là điều mà không phải ai cũng hiểu, bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn những bước làm chuẩn SEO một cách tối ưu nhất () nhằm nâng cao thứ hạng từ khóa bền vững và phát triển hơn.

Onpage là một công việc cực kỳ quan trọng khi bắt đầu làm SEO bạn có thể coi nó như là thành phần cốt lõi của một Website vậy kihông có nó việc SEO một website vào thời điểm hiện tại sẽ vô cùng khó khăn, vậy để đạt được chuẩn onpage thì bạn cần làm những gì?

Để có thể Onpage một Website bạn sẽ cần:

– Xác định từ khóa mà bạn sẽ nhắm tới (từ khóa chính, từ khóa phụ).

– Tạo một trang Web để bạn có thể viết nội dụng và tối ưu từ khóa ở trang Web đó.

– Viết nội dung trong trang có những từ khóa hướng đến từ khóa mà bạn cần SEO (những cụm từ, bôi đậm, in ngiêng..).

Quan trọng là nội dung bài viết thực sự có giá trị với người dùng, bạn vẫn có thể tối ưu từ khóa trong bài viết mà không làm ảnh hưởng đến sự trải nhiệm của người dùng, như vậy mới có thể điều hướng người dùng một cách tốt nhất.

Các tiêu chí để bạn phải chú trọng đến vấn đề Onpage một trang đó là:

+ Tiêu đề (Title)

+ Thẻ mô tả (Các thẻ Meta)

+ Địa chỉ URL (Đường dẫn bài viết)

+ Các thẻ Heading (H1, H2…)

+ Nội dung bài viết

+ Hình ảnh.

Sau đây mình sẽ từng bước phân tích nhưng tiêu chí đó một cách đơn giản nhất.

1. Tiêu đề trang (Title)

Với mỗi một bài viết nếu chúng ta view code sẽ thấy thẻ tiêu đề nằm trong 2 thẻ với nội dung nằm trong 2 thẻ này rất quan trọng nó là thứ mà cả google cũng như người dùng sẽ nhìn vào và khái quát được nội dung bài viết bạn muốn nói đến là gì, thường thì thẻ tiêu đề này ta nên gói gọn trong tầm 60 ký tự, nếu hơn tầm 70 ký tự cũng không sao, có chứa từ khóa cần SEO của bạn.

Để có thể kiếm tra ngay xem title hiển thị như thế nào bạn có thể sử dụng công cụ check mà google đã xây dựng cho các Webmaster.

Cộng cụ Rich Snippets

Với công cụ trên bạn có thể nhanh chóng kiểm tra title hiển thị của website của bạn như thế nào.

2. Thẻ mô tả

Đối với thẻ mô tả này trong cơ chế SEO Onpage mấy năm gần đây cực kỳ quan trọng nó đã thay thể thẻ Meta Keywords và trở nên cực kỳ quan trọng trong việc viết nên 1 đoạn văn ngắn miêu tả ngắn gọn nội dung của bài viết, thẻ này quan trọng sau Title đó chính là thẻ Meta Description. Với thẻ này bạn có thể viết một đoạn mô tả ngắn gồm 160 ký tự có chứa từ khóa cần SEO mô tả ngắn gọn về nội dung bài viết của bạn nó sẽ được hiển thị bên dưới title trong kết quả tìm kiếm google và tùy thuộc vào cú pháp tìm kiếm của người dùng nó sẽ được hiển thị một cách khác nhau.

3. Địa chỉ URL

Trong SEO onpage bạn sẽ không thể không nhắc tới từ khóa nằm trong đường dẫn URL với việc tạo ra một đường dẫn thân thiện và dễ nhớ đặc biết là phải cố gắng ngắn gọn hết sức có thể nhưng vẫn bao hàm được từ khóa sát với nội dung bài viết thì đó sẽ là một lợi thế dành cho bạn.

Một đường dẫn thân thiện sẽ là http://thichviet.net/facebook-graph-search-la-gi/ thay vì các ký tự rối mắt khác. Hơn nữa việc thay đôi URL thường xuyên sẽ rất ảnh hướng đến việc SEO một trang Web hãy đảm bảo URL của bạn là duy nhất và hạn chế tối đa việc thay đổi, nếu có thay đổi hãy đảm bảo rằng bạn có redirect 301 từ URL cũ sang URL mới điều này sẽ phần nào đảm bảo thứ hạng từ khóa bài viết của bạn.

4. Thẻ Heading

Thẻ Heading được biết đến như là từ khóa nhấn mạnh nội dung văn bản với google cũng như người đọc, thẻ heading được phân chia ra làm rất nhiều loại với độ quan trọng khác nhau đó là H1, H2, H3, H4, H5, H6, trong đó thẻ H1 là quan trọng nhất sau đó là H2 cứ thế giảm dần, tuy nhiên việc phân bố các thẻ heading này trong một bài viết cũng phải có chuẩn mực nhất định của nó.

– Trong một bài viết chỉ nên có duy nhất 1 thẻ H1, 2 thẻ H2 và còn lại là H3 những thẻ còn lại có thể không dùng, nội dung trong những thẻ này bạn có thể phân bổ từ khóa 1 cách đều đặn nhằm nhấn mạnh từ khóa bạn cần SEO, tuy nhiên trong một số trường hợp các bạn vẫn có thể phá vỡ nguyên tắc bằng cách có thểm 2 H1 hoặc 3 đến 4 H2 tùy vào trường hợp, mình vẫn thấy một số bạn làm SEO sử dụng hơi quá đà thẻ H1 mà họ vẫn có thể lên top.

5. Nội dung bài viết

Đây chính là phần cốt lõi và quyết định sự thành bại của việc SEO từ khóa của bạn, bạn có thể làm rất tốt 4 tiêu chí trên nhưng nội dung của bạn quá nghèo nàn hoặc không phải là thứ mà người dùng cần tìm thì họ Back khỏi web của bạn ngay lập tức mà không chút đắn đo, vậy nên nội dung bài viết phải là nội dung mang lại giá trị thực sự cho người dùng hơn nữa phải có yêu tố thu hút người dùng tham gia vào website của bạn, hơn nữa nội dung phải sát với chủ đề website của bạn, bạn không thể làm 1 web về nấu ăn mà trong đó lại viết những bài liên quan đến game mobile được.

6. Hình ảnh

Hình ảnh cũng là một yếu tố khá là có ảnh hưởng đến vấn đề tối ưu Onpage, trong một hình ảnh bạn nên viết lại tên ảnh có chứa từ khóa, sử dụng thẻ Alt của ảnh để thêm từ khóa và nếu cẩn thận hơn bạn hãy sử dụng cả thẻ tỉtle của ảnh, hình ảnh bài viết sẽ phải mô tả được vắn tắt nội dung bài viết, không quá to và cũng không quá nhỏ để không làm ảnh hưởng đến trải nhiệm của người dùng.

Bên cạnh những tiêu chí trên thì còn một số những tiêu chí hầu như đã bị SEOER bỏ xót từ rất lâu vì thực tế chúng không còn quá quan trọng như là thẻ Meta Keywords việc google tuyên bố sẽ không còn sử dụng thẻ này vào việc đánh giá thứ hạng của một Website nữa những không có nghĩa là nó hoàn toàn vô đụng, google không đọc nó không có nghĩa là bot của Bing hay của Yahoo không đọc nó nên theo mình thì vẫn nên có.

Yếu tô tiếp theo là mật độ từ khóa trên một trang sẽ khá là ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa, mật độ quá cao thì được cho là Spam, mật độ quá thấp bạn sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác, cho nên cần phải tối ưu một cách hợp lý.

Bên cạnh đó tốc độ load trang và tối ưu các file tĩnh trong website cũng là một yếu tố khá quan trọng, và còn những yếu tố phụ khác nữa mình sẽ đề cập đến trong các bài viết sau.

Lời kết: Trên đây là những kiến thức do mình tổng hợp lại theo ý hiểu cả nhân và tham khảo thêm trên internet nhằm phục vụ những bạn mới tham gia và biết về SEO có được một cái nhìn bao quát nhất về SEO onpage , những bài viết còn nhiều thiêu sót và mình sẽ bổ xung trong những bài viết sau, mọi câu hỏi các bạn hãy để lại comment nhé, rất mong các bạn sẽ ủng hộ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *